1. Tổng quát về PDCA:
Vòng tròn quản lý chất lượng (PDCA cycle) do W.E. Deming (1900-1993) – người được xem là cha đẻ của quản lý chất lượng giới thiệu vào năm 1950. Chu trình PDCA: lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh (Plan-Do-Check-Act) với các nội dung có thể tóm tắt như sau:
PDCA được đại diện với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), nó cho thấy: thực chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng.
PDCA lúc đầu được đưa ra như là các bước công việc tuần tự cần tiến hành của việc quản trị nhằm duy trì chất lượng hiện có, ngày nay nó là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống quản lý (ISO 9001; ISO 14001…).
2. Các giai đoạn của vòng tròn PDCA:
- Chu trình PDCA đề cập đến công việc theo tiến trình vận động của nó chứ không đề cập đến các vấn đề cụ thể tại các thời điểm cụ thể. Tùy theo các tình huống cụ thể, người ta tìm cách vận dụng chu trình PDCA một cách thích hợp.
- Trong một tổ chức, khi xây dựng và áp dụng bất cứ hệ thống nào, thì lãnh đạo là bộ phận chủ chốt và tiên phong. Khi thực hiện chu trình PDCA; vai trò của lãnh đạo cũng được đặt ở vị trí trung tâm nói lên tầm quan trọng của nó trong việc thực hiện chu trình PDCA. Theo chu trình, quá trình cải tiến đi từ trên xuống thay vì từ dưới lên. Lãnh đạo chính là động lực thúc đẩy chu trình tiến triển đi lên theo hình xoắn ốc, quá trình sau lập lại quá trình trước nhưng ở một mức cao hơn giống như qui luật “phủ định của phủ định” trong triết học duy vật biện chứng.
2.1 - P (Plan): lập kế hoạch, định hướng và phương pháp đạt mục tiêu
* Lập kế hoạch, định hướng:
Chính sách, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp cần được xác định bởi ban lãnh đạo, dựa trên sự tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin. Không xác định được chính sách, mục tiêu thì tổ chức không thể xác định được những nhiệm vụ của nó. Các nhiệm vụ được xác định rõ ràng sẽ giúp các bộ phận trong tổ chức hoạt động có định hướng.
Chính sách, mục tiêu sau khi được xác định thì các nhiệm vụ phải được lượng hóa (khối lượng, tiêu chuẩn, thời hạn hoàn thành…) bằng các con số và chỉ tiêu cụ thể; phân công, giao cho các thành viên ở từng vị trí với các nội dung công việc phù hợp.
* Phương pháp đạt mục tiêu:
Sau khi đã xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cần phải lựa chọn phương pháp, cách thức để đạt mục tiêu đó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Mọi người cần thiết phải hiểu rõ cách thức để làm chủ nó, đồng thời xây dựng phương pháp giải quyết vấn đề một cách tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.
2.2 - D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.
Sau khi đã xác định nhiệm vụ và chuẩn hóa các phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ đó, người ta tổ chức bước thực hiện công việc. Nhưng trong thực tế công việc, nhiều khi các quy định, quy chế chưa đáp ứng hay phù hợp hoàn toàn với các vấn đề phát sinh. Vậy nên, nếu tuân theo cá quy định, quy chế một cách máy móc thì các điểm không phù hợp vẫn tồn tại hoặc phát sinh. Như vậy, cần phải cải tiến, đổi mới, cập nhật các quy định, quy chế và chỉ có ý thức, trình độ, kinh nghiệm của người thừa hành thì kế hoạch thực hiện mới thành công. Nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức là một tác nhân không thể thiếu để luôn luôn cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc ở từng bộ phận nói riêng và của tổ chức nói chung.
2.3. - C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
Trong quản lý chất lượng điều không thể thiếu là công tác kiểm tra kết quả thực hiện. Nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp/ sai/ thiếu để còn có cơ sở cho công tác quản lý tiếp theo. Các yếu tố chủ quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến kết quả thực hiện được xem xét và phân tích chuyên sâu.
2.4. – A (Act): Thực hiện những tác động quản trị thích hợp.
Khi thực hiện những tác động điều chỉnh, điều quan trọng là phải áp dụng những biện pháp để tránh lặp lại những điều chưa phù hợp đã phát hiện, cần loại bỏ được các yếu tố nguyên nhân đã gây nên những điều đó. Phòng ngừa và khắc phục là hai hành động cần thiết để áp dụng trong các biện pháp quản lý.
Vòng tròn Deming có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực một cách có hiệu quả. Hãy thử vận dụng nó trước tiên vào chính ngay những công việc thường nhật của bạn, khi đó tin chắc rằng bạn sẽ thu được những kết quả mong muốn.
Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Công ty TNHH Tư vấn quản lý quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật cao - QM&T ( 10/9/2003-10/9/2018)
Trong suốt 15 năm kể từ ngày thành lập đến nay, QM&T đã không ngừng phát huy các điểm mạnh, nhận định và rút được kinh nghiệm từ những thất bại trong những năm đầu hoạt động để ngày một nâng cao uy tín của doanh nghiệp và phát triển bền vững. Thực sự, đây là những thành quả rất đáng tự hào của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty.Đào tạo nhận thức chung và chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động cơ quan HCNN tỉnh Sóc Trăng
Từ ngày 23/3/2015 đến ngày 4/4/2015, Công ty TNHH Tư vấn quản lý quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật cao phối hợp cùng ban chỉ đạo 144 của tỉnh tổ chức khóa đào tạo nhận thức chung và chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động cơ quan HCNN tỉnh Sóc Trăng.Hội nghị tổng kết tình hình áp dụng HTQLCL tại các cơ quan HCNN tỉnh Bình Dương năm 2013, 8 tháng đầu năm 2014 và phương hướng cuối năm 2014
Ngày 10/9/2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 1430/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 28/8/2014. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh ông Trần Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở, Tổ giúp việc cho Giám đốc Sở, đại diện lãnh đạo và cán bộ đầu mối triển khai HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của 20 cơ quan, đơn vị thực hiện, đại diện các cơ quan tư vấnHội nghị triển khai Quyết định 1430/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh
Ngày 10/9/2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 1430/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 28/8/2014. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh ông Trần Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở, Tổ giúp việc cho Giám đốc Sở, đại diện lãnh đạo và cán bộ đầu mối triển khai HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của 20 cơ quan, đơn vị thực hiện, đại diện các cơ quan tư vấn.