Tháng 6/2016 Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO đã ban hành Tiêu chuẩn quốc tế ISO 37001:2016 Hệ thống quản lý chống hối lộ – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Tiêu chuẩn ISO 37001:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn ISO/TC 309 Điều hành tổ chức xây dựng với sự tham gia 72 quốc gia thành viên (52 thành viên chính thức và 20 thành viên quan sát) với hơn 120 chuyên gia cùng với đại diện của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) và Phòng Thương mại Quốc tế. Điều này cho thấy sự đồng thuận mang tính toàn cầu trong hoạt động phòng, chống hối lộ trong vấn đề cần xây dựng một hệ thống quản lý chống hối lộ để làm cơ sở cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai áp dụng trên phạm vi trên toàn thế giới.
Tháng 6/2016 Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO đã ban hành Tiêu chuẩn quốc tế ISO 37001:2016 Hệ thống quản lý chống hối lộ.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và đưa ra hướng dẫn cho việc thiết lập, áp dụng, duy trì, xem xét và cải tiến hệ thống quản lý chống hối lộ. ISO 37001:2016 được thiết kế để giúp các tổ chức triển khai hệ thống quản lý chống hối lộ hoặc tăng cường các biện pháp kiểm soát chống hối lộ của tổ chức. Điều này đòi hỏi tổ chức phải thực hiện một loạt các biện pháp như áp dụng chính sách chống hối lộ, chỉ định người giám sát việc tuân thủ chính sách đó, kiểm tra và đào tạo nhân viên, thực hiện đánh giá rủi ro đối với các dự án và đối tác kinh doanh, thực hiện kiểm soát tài chính và thương mại, lập báo cáo và các thủ tục điều tra.
Hệ thống quản lý chống hối lộ giúp các tổ chức xác định rõ trách nhiệm, chủ động tham gia vào đấu tranh chống hối lộ thông qua cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc thiết lập văn hóa liêm chính, minh bạch, công khai và tuân thủ. Xây dựng nền văn hóa chống hối lộ của tổ chức là rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của hệ thống quản lý chống hối lộ. Một tổ chức được quản lý tốt luôn thiết lập chính sách tuân thủ nhằm cam kết và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm của tổ chức đối với cộng đồng và xã hội. Chính sách chống hối lộ là một phần trong chính sách tuân thủ chung của tổ chức. Chính sách chống hối lộ và hệ thống quản lý hỗ trợ tổ chức tránh và giảm bớt chi phí, rủi ro và thiệt hại từ hậu quả của việc hối lộ, thúc đẩy sự tin tưởng và lòng tin vào giao dịch kinh doanh và nâng cao uy tín của tổ chức.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho việc chống hối lộ và không đề cập cụ thể đến gian lận, độc quyền và chống độc quyền, cạnh tranh khác, rửa tiền hoặc các hoạt động khác liên quan đến tham nhũng (như: tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi), mặc dù tổ chức có thể lựa chọn mở rộng phạm vi của hệ thống quản lý bao gồm cả những hoạt động này.
ISO 37001:2016 phản ánh các thực hành tốt trên thế giới và có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phụ thuộc vào loại hình, quy mô và bản chất của các hoạt động, cũng như lĩnh vực hoạt động, như khu vực công, tư hoặc phi lợi nhuận. Các rủi ro về hối lộ mà tổ chức phải đối mặt thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô của tổ chức, địa điểm và lĩnh vực hoạt động của tổ chức, tính chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của tổ chức. Tiêu chuẩn này quy định việc áp dụng các chính sách, thủ tục và kiểm soát của tổ chức hợp lý và thích hợp với rủi ro của việc hối lộ mà tổ chức phải đối mặt.
Cho dù hệ thống quản lý của tổ chức được xác định là phù hợp với tiêu chuẩn này nhưng không thể đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn các rủi ro về hối lộ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này có thể giúp tổ chức áp dụng các biện pháp hợp lý và hiệu quả nhằm ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với việc hối lộ.
Năm 2018 tiêu chuẩn quốc tế ISO 37001:2016 được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận thành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 37001:2018 với những yêu cầu hoàn toàn tương đương.
“Nguồn TCTCĐC”
Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Công ty TNHH Tư vấn quản lý quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật cao - QM&T ( 10/9/2003-10/9/2018)
Trong suốt 15 năm kể từ ngày thành lập đến nay, QM&T đã không ngừng phát huy các điểm mạnh, nhận định và rút được kinh nghiệm từ những thất bại trong những năm đầu hoạt động để ngày một nâng cao uy tín của doanh nghiệp và phát triển bền vững. Thực sự, đây là những thành quả rất đáng tự hào của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty.Đào tạo nhận thức chung và chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động cơ quan HCNN tỉnh Sóc Trăng
Từ ngày 23/3/2015 đến ngày 4/4/2015, Công ty TNHH Tư vấn quản lý quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật cao phối hợp cùng ban chỉ đạo 144 của tỉnh tổ chức khóa đào tạo nhận thức chung và chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động cơ quan HCNN tỉnh Sóc Trăng.Hội nghị tổng kết tình hình áp dụng HTQLCL tại các cơ quan HCNN tỉnh Bình Dương năm 2013, 8 tháng đầu năm 2014 và phương hướng cuối năm 2014
Ngày 10/9/2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 1430/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 28/8/2014. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh ông Trần Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở, Tổ giúp việc cho Giám đốc Sở, đại diện lãnh đạo và cán bộ đầu mối triển khai HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của 20 cơ quan, đơn vị thực hiện, đại diện các cơ quan tư vấnHội nghị triển khai Quyết định 1430/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh
Ngày 10/9/2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 1430/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 28/8/2014. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh ông Trần Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở, Tổ giúp việc cho Giám đốc Sở, đại diện lãnh đạo và cán bộ đầu mối triển khai HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của 20 cơ quan, đơn vị thực hiện, đại diện các cơ quan tư vấn.