: (024) 36 419 788  |   : hoaqmthcm@gmail.com

TCVN ISO 14001:2015

I. Tư vấn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015

1. ISO 14001:2015/ TCVN ISO 14001:2015

- Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) soạn thảo và ban hành lần đầu tiên, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi trường cho đơn vị mình.

- Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban kỹ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản ISO 14001:2004 thay thế tiêu chuẩn phiên bản năm 1996.

- Ngày 15/9/2015, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban kỹ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản ISO 14001:2015 thay thế tiêu chuẩn phiên bản năm 2004.

- Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia có mã hiệu TCVN ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu (tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2015). Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 4109/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 về việc chính thức công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015.

- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cơ bản và có các tiêu chuẩn liên quan bao gồm:

+ TCVN ISO 14001:2015 : Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

+ TCVN ISO 14031:2015: Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả hoạt động môi trường – Hướng dẫn chung

+ TCVN ISO 14063:2010:  Quản lý môi trường – Trao đổi thông tin môi trường – Hướng dẫn và các ví dụ

+ ISO 19011:2013 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.

  2. Các yêu cầu cơ bản của ISO 14001:2015

- Bối cảnh hoạt động của tổ chức

- Lãnh đạo

- Hoạch định

- Hỗ trợ

- Điều hành

- Đánh giá kết quả hoạt động

- Cải tiến

3. Đối tượng khi áp dụng ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.

4. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001

a. Về quản lý:

- Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện;

- Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;

- Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

b) Về tạo dựng thương hiệu:

- Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng;

- Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.

c) Về tài chính:

Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả;

5. Các bước chính trong quá trình tư vấn xây dựng và áp dụng ISO 14001:

- Thành lập ban ISO/ ban chỉ đạo ISO

- Khảo sát thực trạng, bối cảnh hoạt động/ so sánh với các yêu cầu tiêu chuẩn

- Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn

- Hướng dẫn xây dựng tài liệu hệ thống quản lý môi trường (Chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, phân tích khía cạnh môi trường, các quy trình, quy định, hướng dẫn….)

- Hướng dẫn ban hành và tổ chức áp dụng vào thực tiễn hoạt động

- Đánh giá nội bộ - Hỗ trợ đánh giá chấp chứng chỉ

KHÁCH HÀNG