: (024) 36 419 788  |   : hoaqmthcm@gmail.com

ISO 50001:2011

1. ISO 50001:

Vào tháng 6 năm 2011, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 50001:2011, Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

Tiêu chuẩn này đưa ra mô hình về một hệ thống quản lý năng lượng cùng các hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý sử dụng năng lượng một cách có hệ thống. Nó được thiết kế để tập trung vào việc cải tiến hiệu suất năng lượng, góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan.
2. Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng đã được thiết kế để có thể áp dụng cho bất cứ tổ chức nào, không liên quan đến quy mô và loại hình của tổ chức đó. Tiêu chuẩn quản lý năng lượng có thể được thực hiện một cách riêng biệt hoặc có thể lồng ghép với các tiêu chuẩn quản lý khác nhau như ISO 9001, ISO 14001.

3. Lợi ích việc áp dụng:

- Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

- Tiết kiệm được chi phí năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh.

- Sử dụng nguồn nhân lực và các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.

- Giảm mức năng lượng tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm.

- Giảm phát thải mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành.

- Chủ động kiểm soát chi phí năng lượng, giảm tác động khi giá năng lượng tăng.

- Có hồ sơ ghi chép lại mức tiết kiệm để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và trình các cơ quan quản lý Nhà nước theo luật định.

- Tạo hình ảnh doanh nghiệp sản xuất xanh và sạch đối với công chúng, các đối tác kinh doanh, khách hàng và các nhà nhập khẩu.

4. Các bước chính trong quá trình tư vấn và xây dựng:

- Thiết lập chính sách năng lượng

- Lập kế hoạch về quản lý năng lượng:

- Thực hiện và điều hành:  Đào tạo, nâng cao nhận thức cho tổ chức, thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ cũng như bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng, xây dựng và kiểm soát hệ thống tài liệu, hồ sơ.

- Kiểm tra: đánh giá nội bộ định kỳ, nhận biết các đểm không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa, duy trì hồ sơ để chứng minh sự phù hợp của HTQLNL..

              - Xem xét lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất thể hiện vai trò của mình thông qua việc xem xét định kỳ HTQLNL nhằm đảm bảo nó luôn phù hợp và được duy trì có hiệu lực.

KHÁCH HÀNG