: (024) 36 419 788  |   : hoaqmthcm@gmail.com

ISO 20000 - Tiêu chuẩn mới về quản lý dịch vụ công nghệ thông tin

ISO/IEC 20000 và BS 15000 có sự khác biệt không đáng kể, nhưng sự khác biệt của tiêu chuẩn ISO/IEC 20000 phù hợp với các khách hàng quốc tế, cơ cấu và sự định dạng của tiêu chuẩn được thay đổi, sự nhất quán giữa phần 1 và phần 2, sự chuẩn hoá của các điều khoản và sự rõ ràng mạch lạc của văn bản. ISO/IEC 20000:2005 chia làm 02 phần dưới tiêu đề chung – Quản lý dịch vụ công nghệ thông tin - giúp các nhà cung cấp dịch vụ hiểu làm cách nào để nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng (trong và ngoài doanh nghiệp).
             Phần 1: Quy định đối với quản lý dịch vụ - cung cấp các yêu cầu cho quản lý dịch vụ công nghệ thông tin và có trách nhiệm thực hiện và duy trì quản lý dịch vụ công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin độc lập tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 20000-1:2005.


        Phần 2: Mã thực hành đối với quản lý dịch vụ. Đưa ra hướng dẫn cho các chuyên gia đánh giá nội bộ và giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ lên kế hoạch cải thiện chất lượng dịch vụ để chuẩn bị cho các cuộc đánh giá dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 20000-1:2005

ISO 20000 phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và mang lại các lợi ích sau:

- Giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quảng bá hoạt động của doanh nghiệp.

- Đảm bảo chất lượng dịch vụ;

- Mang lại dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

- Cung cấp kiến thức chung về quản lý các dịch vụ công nghệ thông tin.

- Hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ hoạch định ra những cải tiến cho dịch vụ hoặc đã được đánh giá dựa trên ISO/IEC 20000-1:2005 vì dịch vụ không chỉ cần được duy trì ở mức chất lượng mà cần được cải tiến không ngừng.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ theo mục tiêu cải tiến thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

- Nâng cao uy tín và sự tin cậy đối với đối tác và khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Cũng cố được lòng tin, cải thiện mối quan hệ và hình ảnh của doanh nghiệp đối với tổ chức và cá nhân.

- Đo lường, đánh giá được hệ thống, các quy trình quản lý, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng theo các chuẩn mực hay mục tiêu chất lượng cụ thể.


Các bài viết khác