: (024) 36 419 788  |   : hoaqmthcm@gmail.com

Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí ISO/TS 29001

Tổ chức ISO đã ban hành phiên bản cập nhật của thông số kỹ thuật ISO/TC 29001 đảm bảo dịch vụ và trang thiết bị an toàn và tin cậy trong toàn bộ ngành dầu khí quốc tế bằng cách cung cấp các tài liệu yêu cầu thống nhất về quản lý chất lượng. So với phiên bản đầu tiên năm 2003, ISO/TC 29001:2007 đã được mở rộng nhằm tăng cường tính hữu dụng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Phiên bản đầu tiên ISO/TS 29001:2003 đưa ra các yêu cầu bổ sung cho ISO 9001:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Theo đó, phần nội dung gốc của ISO 9001:2000 được giữ nguyên trong các ô đóng khung, các yêu cầu bổ sung được trình bày bên ngoài các khung. Còn phiên bản ISO/TS 29001:2010, với các thay đổi chủ yếu liên quan đến việc cập nhật theo sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tiêu chuẩn kỹ thuật này vẫn duy trì hình thức trình bày phần nội dung nằm trong các khung là nội dung gốc của ISO 9001:2008 được giữ nguyên, trong khi đó các yêu cầu bổ sung cụ thể cho lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên được trình bày bên ngoài các khung.

II. Đối tượng áp dụng :

- Các nhà sản xuất vật tư, thiết bị cho lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên trong chuỗi cung ứng này.

- Các nhà cung cấp dịch vụ cho công nghiệp dầu, khí.

- Bên mua thiết bị, vật tư và dịch vụ trong ngành công nghiệp dầu, khí.

III. Lợi ích áp dụng

- Được thừa nhận ở quy mô toàn cầu như là phương pháp thực hành tốt nhất về quản lý chất lượng trong lĩnh vực dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên.

- Tạo ra phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng chung trong toàn chuỗi cung cấp (kể cả nhà cung cấp lẫn nhà thầu phụ) và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất.

- Chứng minh sự cam kết về an toàn: ngành công nghiệp dầu, khí liên quan đến các dòng chất lỏng và khí nguy hiểm từ nhiều quá trình khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu cần phải xem xét một cách cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho nhân viên và cộng đồng.

- Tính đồng bộ, nguyên vẹn: bảo vệ môi trường và sự liên tục của quá trình sản xuất, kinh doanh (duy trì tính hiệu quả doanh thu, lợi nhuận, không chỉ cho chính công ty mà cả nền kinh tế của quốc gia). Điều này đòi hỏi sự đồng bộ trong hoạt động ở mức độ cao.

- Khả năng tích hợp: ISO/TS 29001 bao gồm cả các yêu cầu của ISO 9001 và các yêu cầu cụ thể cho ngành công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên về quá trình thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ đối với sản phẩm.

- Cải tiến liên tục: quy định kỹ thuật này nhằm vào việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng để liên tục cải tiến, nhấn mạnh vào việc phòng ngừa sai lỗi và giảm biến động, lãng phí.

- Giảm chi phí và thời gian nhờ giảm thiểu việc đánh giá nhiều lần của các khách hàng khác nhau trong chuỗi cung ứng.

- Giảm nhẹ nhu cầu phải tuân thủ theo các yêu cầu và tiêu chuẩn khác trong lĩnh vực dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên.

- Có được lợi thế kinh doanh trong quá trình đàm phán hợp đồng.

- Tăng sự tin cậy đối với tổ chức khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp sản phẩm hoặc mở rộng quy mô kinh doanh trong nước.

IV.Các bước triển khai

Tương tự quá trình triển khai các hệ thống quản lý dựa trên tiêu chuẩn  như ISO 9001, ISO 22000…, quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 29001 cũng đi theo nguyên lý PDCA (Plan-Do-Check-Act), gồm các bước sau:

1. Chuẩn bị

- Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;

- Lập Ban chỉ đạo triển khai ISO/TS 29001;

- Bổ nhiệm các vị trí trách nhiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn, gồm Đại diện Lãnh đạo về chất lượng (QMR/ Quality Management Representative) và phân công trách nhiệm Thư ký thường trực (khi cần thiết);

- Đào tạo nhận thức chung về ISO/TS 29001;

- Đánh giá thực trạng theo yêu cầu ISO/TS 29001 

- Lập kế hoạch thực hiện (gồm kế hoạch tổng thể triển khai ISO/TS 29001 và kế hoạch chi tiết triển khai giai đoạn xây dựng hệ thống văn bản);

- Chuẩn bị và phân bổ nguồn lực cần thiết để triển khai xây dựng, thực hiện hệ thống.

2. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

- Đào tạo về phương pháp xây dựng hệ thống văn bản;

- Xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng, bao gồm: Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, các qui trình, các hướng dẫn công việc, các biểu mẫu,…

3. Triển khai áp dụng

- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tài liệu của hệ thống;

- Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;

- Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.

4. Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo

- Đào tạo Đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 29001;

- Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ;

- Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;

- Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.

5. Đăng ký và đánh giá chứng nhận

- Lựa chọn và đăng ký tổ chức chứng nhận;

- Đánh giá trước chứng nhận

- Đánh giá chứng nhận giai đoạn 1 (đánh giá sơ bộ);

- Khắc phục, cải tiến;

- Kiểm tra xác nhận lại để khẳng định sự sẵn sàng của hệ thống sau khi đánh giá giai đoạn 1;

- Đánh giá chứng nhận giai đoạn 2;

- Khắc phục, cải tiến;

- Nhận chứng chỉ ISO/TS 29001 (có hiệu lực trong 3 năm);

- Duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám sát định kỳ (9 hoặc 12 tháng).


Các bài viết khác

KHÁCH HÀNG