: (024) 36 419 788  |   : hoaqmthcm@gmail.com

Tiêu chuẩn ISO 21625: Từ vựng liên quan đến tre và các sản phẩm từ tre (Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về tre)

Với hơn mười ngàn công dụng khác nhau, tre rất đa năng, có thể tái tạo, sạch, xanh và phong phú. Hơn nữa, tre còn là chìa khóa của nhiều giải pháp phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Vậy còn lý do gì để không yêu thích tre? Ban kỹ thuật gồm các chuyên gia về tre của ISO vừa xuất bản Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành này, góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

 


Xem thêm

Tiêu chuẩn ISO 26262: Giải pháp cho ngành công nghiệp ô tô phát triển

Loạt tiêu chuẩn ISO 26262 giúp giảm thiểu những rủi ro bằng cách cung cấp các hướng dẫn và yêu cầu về an toàn chức năng của các hệ thống điện và điện tử trên các phương tiện giao thông đường bộ hiện nay.


Xem thêm

Tiêu chuẩn 44001 tăng cường mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 44001 về quan hệ hợp tác trong kinh doanh giúp các tổ chức tận dụng tối đa khả năng làm việc cùng nhau.

Theo đó, ISO 44001 cung cấp cách nhìn sâu hơn về mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Sự hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp đem lại khá nhiều lợi ích, có thể kể đến như: kích thích các ý tưởng sáng tạo, giảm thiểu chi phí và những tác động xấu thông qua đó tăng hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài ra giúp doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ và công nghệ mới.

ISO 44001, Hệ thống quản lý quan hệ hợp tác kinh doanh – Yêu cầu và khung, giúp các công ty thiết lập và củng cố các mối quan hệ hợp tác cả trong công ty với các công ty đối tác.

Các tổ chức hiện có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ gia tăng với ấn phẩm gần đây của ISO 44002, Hệ thống quản lý quan hệ hợp tác kinh doanh – Hướng dẫn thực hiện ISO 44001Tiêu chuẩn mới đào sâu và làm rõ các yêu cầu được phát triển trong ISO 44001 để giúp các tổ chức thực hiện sau này hiệu quả hơn.

ISO 44002 cung cấp các hướng dẫn cụ thể để thiết lập, phát triển và quản lý các mối quan hệ của bên thứ ba dựa trên vòng đời tám giai đoạn của ISO 44001. Thông tin hỗ trợ này cung cấp cho các tổ chức khả năng tích hợp thành công khuôn khổ hợp tác của mối quan hệ kinh doanh được mô tả trong ISO 44001 với các quy trình và hệ thống quản lý hiện có của họ nhằm tối đa hóa lợi ích của sự hợp tác chuyên nghiệp.

“Nguồn TCTCĐLCL”


Xem thêm

Tieu chuan 15836-2-Tiêu chuẩn quốc tế siêu dữ liệu mô tả vừa được cập nhật

Mới đây, tiêu chuẩn quốc tế siêu dữ liệu mô tả vừa được cập nhật. Siêu dữ liệu mô tả cho web là điều cần thiết để chúng ta tìm kiếm, nhận dạng và lưu trữ theo ý muốn.

 


Xem thêm

Tọa đàm tại các trường học của huyện Gia Lâm

Tọa đàm áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các trường học trên địa bàn huyện Gia Lâm

 


Xem thêm

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15392 về các rủi ro trong xây dựng

Một tiêu chuẩn mới trong xây dựng vừa được nâng cấp để có thể đáp ứng đầy đủ các yếu tố phát triển bền vững trong ngành xây dựng. Bởi những thành tựu trong ngành này đều sẽ có tác động không nhỏ đến các lĩnh xã hội.

 


Xem thêm

ISO 19869-Khắc phục tình trạng gây hại sức khỏe người tiêu dùng từ việc sử dụng bếp lò

Gần ba tỷ người trên thế giới sử dụng lò sưởi mở hoặc bếp lò truyền thống để nấu hoặc hâm nóng thức ăn, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tử vong sớm. Để khắc phục vấn đề này, ISO vừa công bố tiêu chuẩn mới nhất trong loạt bài về các phương pháp sử dụng bếp lò an toàn.

Gần ba tỷ người trên thế giới sử dụng lò sưởi mở hoặc bếp lò truyền thống để nấu hoặc hâm nóng thức ăn, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tử vong sớm. Để khắc phục vấn đề này, ISO vừa công bố tiêu chuẩn mới nhất trong loạt bài về các phương pháp sử dụng bếp lò an toàn.

Gần ba tỷ người trên thế giới sử dụng lò sưởi mở hoặc bếp lò truyền thống để nấu hoặc hâm nóng thức ăn, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tử vong sớm. Để khắc phục vấn đề này, ISO vừa công bố tiêu chuẩn mới nhất trong loạt bài về các phương pháp sử dụng bếp lò an toàn.

 


Xem thêm

ISO/TS 26030: Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững-Hướng dẫn sử dụng ISO 26000:2010 trong chuỗi thực phẩm

Cung cấp hướng dẫn về cách tổ chức trong chuỗi sản xuất thực phẩm có thể đóng góp cho phát triển bền vững đồng thời xem xét đến tất cả luật pháp, các quy định và kỳ vọng của các bên liên quan. Tài liệu sẽ giúp các tổ chức như công ty thực phẩm, trang trại, hợp tác xã, nhà chế biến và nhà bán lẻ, bất kể quy mô hoặc địa điểm, thiết lập một danh sách các hoạt động cần thực hiện để có trách nhiệm với xã hội hơn.

Bà Sandrine Espeillac, Thư ký ban kỹ thuật ISO đã xây dựng hướng dẫn, cho biết: ngày càng có nhiều nhu cầu của người tiêu dùng để thực hành bền vững và có trách nhiệm với xã hội ở mỗi bước của chuỗi sản xuất thực phẩm, tạo ra nhu cầu thực sự cho các hệ thống và quy trình được thống nhất quốc tế. Lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến thế giới và sự thịnh vượng của chúng ta. Do đó, việc sử dụng ISO/TS 26030 sẽ không chỉ giúp cải thiện trách nhiệm xã hội và tính bền vững trong ngành công nghiệp thực phẩm mà còn có tác động tích cực đến toàn xã hội. Nó cũng giúp các tổ chức đóng góp cho nhiều mục tiêu trong 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Quá trình xây dựng tài liệu còn có sự tham gia của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

Ngoài ra, tài liệu kỹ thuật ISO này sẽ giúp hài hòa các cách tiếp cận khác nhau đối với tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm ở cấp quốc tế, mang lại cho người dùng lợi thế cạnh tranh.

ISO/TS 26030 cũng là chủ đề của hội nghị chuyên đề về việc đạt được các mục tiêu trách nhiệm xã hội, được tổ chức trước đó tại Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường của Chính phủ Pháp tại Paris, Pháp. Sự kiện này được tổ chức bởi La Cooper Agricole, AFNOR và BPI France, được khai mạc bởi Patrick Bernasconi, Chủ tịch Hội đồng, và có các diễn giả từ Bộ Nông nghiệp Pháp, La Coopération Agricole và AFNOR, cùng với các chuyên gia về trách nhiệm và tiêu chuẩn hóa.

ISO/TS 26030 là một ứng dụng trong ngành thực phẩm của ISO 26000, Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn hàng đầu của ISO về trách nhiệm xã hội. ISO/TS 26030 được xây dựng bởi ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34, Sản phẩm thực phẩm, ban thư ký là cơ quan tiêu chuẩn Pháp - AFNOR.

                                                                                                                                                                                                                                                 “Nguồn TCVN”                                                                                                         


Xem thêm

ISO 56000: Quản lý đổi mới - Nguyên tắc cơ bản và từ vựng

là phần thứ tư trong bộ tiêu chuẩn gồm tám phần và các tài liệu hướng dẫn khác được thiết kế để giúp các tổ chức sử dụng chính xác các thuật ngữ về quản lý đổi mới và truyền đạt một cách nhất quán về các quá trình, thành tựu và lộ trình học tập của tổ chức. Tiêu chuẩn này đưa ra các từ vựng, khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý đổi mới và rất hữu ích cho các tổ chức muốn làm cho các hoạt động quản lý đổi mới của mình rõ nét và đáng tin cậy.

Đổi mới là việc tạo ra một cái gì đó mới làm gia tăng giá trị; đó có thể là một sản phẩm, một dịch vụ, một mô hình kinh doanh hoặc một tổ chức. Giá trị được thêm vào không nhất thiết phải là tài chính mà, ví dụ, cũng có thể là xã hội hoặc môi trường. Bộ ISO 56000 sẽ giúp các tổ chức cải thiện đáng kể khả năng tồn tại trong thế giới luôn thay đổi và bất định của chúng ta. Bộ tiêu chuẩn này cho phép các tổ chức tự mình tái sáng tạo trong lâu dài. 

Các chuyên gia tham gia xây dựng ISO 56000 đã hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để thiết lập sự hiểu biết chung về khái niệm đổi mới. Các định nghĩa đã được thống nhất hiện được sử dụng trong cả tiêu chuẩn ISO và trong Sổ tay hướng dẫn Oslo của OECD-EU, đây là hướng dẫn tham khảo quốc tế về thu thập và sử dụng dữ liệu về đổi mới.

Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã được tham vấn về các khía cạnh kỹ thuật của thuật ngữ ở một số giai đoạn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn.

 Ngoài ISO 56000, bộ ISO về quản lý đổi mới bao gồm các tiêu chuẩn đã công bố sau đây:

·         ISO 56002, Quản lý đổi mới - Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn

·         ISO 56003, Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp cho quan hệ đối tác đổi mới - Hướng dẫn

·         ISO/TR 56004, Đánh giá quản lý đổi mới - Hướng dẫn

 

Một số tiêu chuẩn đang trong quá trình xây dựng, bao gồm:

·         ISO 56005, Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp quản lý tài sản trí tuệ - Hướng dẫn

·         ISO 56006, Quản lý đổi mới - Quản lý tình báo chiến lược - Hướng dẫn

·         ISO 56007, Quản lý đổi mới - Quản lý ý tưởng

·         ISO 56008, Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp để đo lường hoạt động đổi mới - Hướng dẫn

Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 do Ban kỹ thuật ISO/TC 279, Quản lý đổi mới, xây dựng. Ban thư ký được tổ chức bởi AFNOR, cơ quan tiêu chuẩn Pháp -  thành viên của ISO.

                                                                                                                                                                                                                                            “Nguồn TCVN”                                                                                                         


Xem thêm

KHÁCH HÀNG